Kiến thức cần nhớ Hóa 12, tổng hợp về hóa hữu cơ
+ Ancol đa chức chỉ hoà tan Cu(OH)2 khi có ít nhất 2 nhóm -OH ở 2 nguyên tử C kế cận. + Este không tan trong nước. Este không no làm mất màu dd Br2. + Hồ tinh bột hoá xanh khi gặp dd I2. + Anbumin (lòng trẳng trứng) cho kết tủa trắng khi đun; cho màu tím với CU(OH)2 / OH-+ Phenolphtalein không màu trong môi trường axit, có màu hồng trong môi trường axit. IV. TINH CHẾ HOÁ CHẤT HỮU CƠ Chú ý: A chỉ tác dụng với Y,...
Có thể bạn quan tâm:
- Danh sách 100 câu stt thả thính crush hay hot nhất về tình yêu trai gái gây sốt trên mạng
- Cách làm ruốc thịt bò ngon đơn giản tại nhà siêu lạ
- Cách làm salad trộn thịt bò ngon đơn giản tại nhà ăn cực đã
- Cách làm thịt bò kho cay ngon đơn giản tại nhà chuẩn vị
- Cách làm chả bề bề tôm nỏm ngon đơn giản tại nhà lạ miệng
+ Ancol đa chức chỉ hoà tan Cu(OH)2 khi có ít nhất 2 nhóm -OH ở 2 nguyên tử C kế cận.
+ Este không tan trong nước. Este không no làm mất màu dd Br2.
+ Hồ tinh bột hoá xanh khi gặp dd I2.
+ Anbumin (lòng trẳng trứng) cho kết tủa trắng khi đun; cho màu tím với CU(OH)2 / OH–
+ Phenolphtalein không màu trong môi trường axit, có màu hồng trong môi trường axit.
IV. TINH CHẾ HOÁ CHẤT HỮU CƠ
Chú ý: A chỉ tác dụng với Y, không tác dụng với X và có thể tách X khỏi YA dễ dàng. Nếu muốn lấy Y thì A còn thỏa là có thể dùng B để loại A khỏi YA.
Ngoài các thuốc thử cần dùng, phải nắm các kĩ thuật vật lí để tách các chất:
1. Lọc: dùng để tách chất rắn không tan khỏi chất lỏng.
2. Cô cạn: dùng để tách chất rấn tan khỏi chất lỏng.
3. Chưng cất: dùng để tách 1 chất lỏng có hoà tan 1 chất rắn hay chất lỏng khác.
4. Chiết (lóng): dùng để tách các chất lỏng không tan vào nhau.
Ví dụ 1: Tách CH4 khỏi tạp chất C2H4
Cho hỗn hợp khí lội chậm qua dd Br2 có dư. Toàn bộ C2H4 tác dụng và bị giữ lại theo phản ứng: CH2 = CH2 + Br2 => CH2Br-CH2Br
CH4 không tác dụng thoát ra ngoài.
Ví dụ 2: Tách C2H2 khỏi tạp chất C2H4.
Cho hỗn hợp khí lội chậm qua dd AgNO3 / NH3 có dư. Toàn bộ C2H2 tác dụng theo phản ứng:
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 => AgC ≡ CAg ↓+ 2NH4NO3
C2H4 không tác dụng thoát ra ngoài. Lọc lấy Ag2C2 rồi cho vào dd HCl dư,
C2H2 thoát ra ngoài theo phản ứng:
AgC ≡ CAg + 2HCl => CH ≡ CH ↑ + 2AgCl ↓
Ví dụ 3: Tách CH3COOH khỏi tạp chất C2H5OH.
Cho NaOH vừa đủ vào hỗn hợp, CH3COOH tác dụng với NaOH theo phản ứng: CH3COOH + NaOH => CH3COONa + H2O
Cô cạn lấy muối rồi cho vào dd H2SO4 vừa đủ, CH3COOH bị đẩy ra theo phản ứng: 2CH3COONa + H2SO => 2CH3COOH + Na2SO
Chưng cất dung dịch, ta được CH3COOH.
Ví dụ 4: Tách C6H5NH7 khỏi tạp chất C6H6.
Cho dd HCl vào hỗn hợp, anilin tác dụng tạo muối tan trong nước theo phản ứng: C6H5NH2 + HCl => C6H5NH3Cl
Còn C6H6 không tan tạo 2 lớp chất lỏng riêng biệt được chiết ra. Cho dd NaOH dư vào dung dịch muối, anilin bị đẩy ra khỏi muối và không tan trong nước theo phản ứng: C6H5NH3Cl + NaOH => C6H5NH2 + NaCl + H2O Cho dung dịch vào bình lóng, ta chiết được anilin.
- Hướng dẫn đọc hiểu Phỏng Vấn Và Trả Lời Phỏng Vấn-Ngữ văn 11
- Đáp án bài 17 (P7) – Các phép tính trong phạm vi 100 – Toán nâng cao lớp 2
- Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí-Ngữ văn 11
- Đề thi học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế – Tiếng anh 9 – năm học 2009-2010
- Để học tốt ngữ văn 11- Tập 1- Thương Vợ