Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn – Đề số 21
Đề ôn thi THPT quốc gia môn văn Đề 21 I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4: Dặn con Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giêu họ Dù họ hôi hám úa tàn. Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào. Con chó nhà mình rất hư Cứ thấy...
Có thể bạn quan tâm:
- Danh sách 100 câu stt thả thính crush hay hot nhất về tình yêu trai gái gây sốt trên mạng
- Cách làm ruốc thịt bò ngon đơn giản tại nhà siêu lạ
- Cách làm salad trộn thịt bò ngon đơn giản tại nhà ăn cực đã
- Cách làm thịt bò kho cay ngon đơn giản tại nhà chuẩn vị
- Cách làm chả bề bề tôm nỏm ngon đơn giản tại nhà lạ miệng
Đề ôn thi THPT quốc gia môn văn Đề 21
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Dặn con
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giêu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này…
(Trần Nhuận Minh, Nhà thơ và hoa cỏ, NXB Văn học, 1995)
Câu 1. Lời dặn con của người cha ở khổ thơ đầu mang đến một cách nhìn như thế nào về người hành khất?
Câu 2. Vì sao người cha dặn dò con: “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào”?
Câu 3. Theo anh/ chị, ý nghĩa triết lí nào đã được nhà thơ khái quát, gửi gắm trong những dòng thơ sau:
– Chẳng ai muốn làm hành khất.
– Mình tạm gọi là no ấm Ai biết cơ trời vần xoay.
Câu 4. Anh/ Chị nhận biết được những thông điệp nào từ bài thơ? Những thông điệp đó gợi liên tưởng đến truyền thống đạo lí nào của dân tộc? Tìm một số câu tục ngữ hoặc ca dao có cùng chủ đề với bài thơ trên.
II. PHẨN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp được tác giả Trần Nhuận Minh gửi gắm írong hai dòng thơ cuối bài Dặn con: “Lòng tốt gửi vào thiên hạ/ Biết đâu nuôi bố sau này…”.
Câu 2 (5,0 điểm). Phân tích tình huống truyện và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
XEM THÊM : Đề thi thử trung học phổ thông quốc gia môn Ngữ văn – Đề số 20 ” TẠI ĐÂY “
Share
- Tweet
-
Related
- Hướng dẫn đọc hiểu Phỏng Vấn Và Trả Lời Phỏng Vấn-Ngữ văn 11
- Đáp án bài 17 (P7) – Các phép tính trong phạm vi 100 – Toán nâng cao lớp 2
- Hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm Phong Cách Ngôn Ngữ Báo Chí-Ngữ văn 11
- Đề thi học sinh giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế – Tiếng anh 9 – năm học 2009-2010
- Hướng dẫn phân tích Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (tiếp theo)